Boom hàng là gì? Làm gì khi khách đặt hàng không lấy trên Shopee, Tiktok Shope, Facebook

5/5 - (3 bình chọn)

Làm gì khi khách đặt hàng không lấy? Bán hàng Online rất được ưa chuộng hiện nay vì những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một vài bất cập khiến nhiều người e dè. Một trong số đó là khi khách đặt hàng mà không lấy hay còn gọi là boom hàng.

Đối với người bán hàng, đây là nỗi sợ lớn nhất của họ. Nhiều người lúc đặt hàng thì chốt đơn vô cùng nhanh chóng nhưng đến khi lấy hàng thì hẹn tới hẹn lui, cuối cùng là boom hàng. Vậy làm gì khi khách đặt hàng không lấy? Hãy cùng ATPSoftware tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Boom hàng là gì?

Boom hàng là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các đợt bùng nổ bán hàng trong một thời gian ngắn trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, v.v. Trong các đợt boom hàng, các sản phẩm được bán với giá ưu đãi hấp dẫn và được quảng cáo mạnh mẽ trên các kênh quảng cáo trực tuyến như Facebook, Google, Instagram, Zalo, v.v. Mục đích của các đợt boom hàng là để tăng doanh số bán hàng và thu hút khách hàng mới. Các đợt boom hàng thường xuyên được tổ chức trong các dịp lễ, ngày kỉ niệm hoặc các dịp đặc biệt khác để tạo sự kích thích cho người tiêu dùng mua sắm và tăng doanh số bán hàng cho các doanh nghiệp tham gia.

Làm gì khi khách đặt hàng không lấy
Những trường hợp Boom hàng không thể chấp nhận được

Đáng nói hơn, nhiều người không chỉ đặt hàng mà không lấy ở một mà thậm chí là nhiều lần ở những shop khác nhau vì những lý do như cạnh tranh hoặc rảnh rỗi phá cho vui. Tuy nhiên đôi khi cũng có những lý do khách quan như chất lượng sản phẩm tệ, không giống như mô tả khiến cho khách đặt hàng mà không lấy.

Khách đặt hàng mà không lấy là vì lý do gì? 

Tại sao khách đặt hàng mà không lấy? 3 lý do chính cho nguyên nhân này thường là:

1. Xem boom hàng là niềm vui

Việc này nghe có vẻ vô lý nhưng có rất nhiều trường hợp đã xảy ra. Đối với một vài sản phẩm, nhiều người không đủ khả năng mua nhưng vẫn nhấn đặt hàng cho vui. Cho địa chỉ và số điện thoại và thông tin liên lạc ảo. Đến khi nhận hàng thì hoàn toàn bặt vô âm tín, không thể liên lạc được. Đối với những người này thì đây là một thú vui. Nhưng đối với người bán hàng thì vô cùng phẫn nộ. Tuy nhiên, khi kinh doanh online, điều này không thể lường trước được. Đây là một trong những rủi ro khi kinh doanh online mà các shop phải chịu.

2. Không thích cách tư vấn của shop nên đặt hàng không lấy

Đây cũng là một trong những nguyên nhân vô lý khi khách đặt hàng mà không lấy. TRong lúc tư vấn, có thể thái độ phục vụ của nhân viên cửa hàng không tốt. Thay vì không mua hàng thì nhiều người lại chọn cách đặt hàng mà không lấy gây thiệt hại cho shop. Vì vậy, các shop cũng nên chú ý đến thái độ phục vụ và tư vấn khi khách đặt hàng.

3. Đặt hàng không lấy vì cạnh tranh kinh doanh 

Người ta thường bảo “ Thương trường là chiến trường”. Trong kinh doanh, việc cạnh tranh là không thể nào tránh khỏi được. Chính vì cạnh tranh nên dẫn đến việc hại nhau, phá nhau, thuê người đặt hàng nhưng không lấy làm ảnh hưởng đến đối thủ. Thủ đoạn của nhóm đối tượng này là mua hàng loạt các sim rác, lập các tài khoản Facebook ảo để đi mua hàng của đối thủ cạnh tranh. Đến khi bên bán giao hàng thì lại không lấy.

Làm gì khi khách đặt hàng không lấy?

Bị boom hàng rất khó để nhờ sự can thiệp của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có cách để hạn chế thấp nhất rủi ro khi bán hàng Online. Sau đây là 4 cách bạn có thể áp dụng:

Khi khách đặt hàng nhưng không lấy, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  1. Liên hệ với khách hàng: Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, bạn nên liên hệ với khách hàng để xác nhận lại thông tin đơn hàng và hỏi nguyên nhân tại sao họ không lấy hàng. Có thể khách hàng đã quên hoặc có sự cố nào đó xảy ra, do đó hãy cố gắng giải quyết vấn đề này một cách thân thiện và chuyên nghiệp.
  2. Đợi một khoảng thời gian nhất định: Nếu khách hàng không thể lấy hàng ngay lập tức, bạn có thể đợi một khoảng thời gian nhất định, thông báo cho họ biết thời gian lấy hàng cuối cùng và hỏi xem họ có thể lấy hàng vào thời điểm đó không.
  3. Thực hiện chính sách hủy đơn hàng: Nếu khách hàng vẫn không lấy hàng và không có thông báo gì từ họ, bạn có thể thực hiện chính sách hủy đơn hàng của mình. Trong trường hợp này, bạn nên thông báo cho khách hàng biết rằng đơn hàng của họ đã bị hủy và hoàn trả tiền hoặc chuyển đổi tiền thành các khoản ưu đãi khác nếu có.
  4. Tìm cách giải quyết việc lấy hàng: Nếu hàng đã được chuẩn bị và không thể hoàn lại tiền, bạn có thể tìm cách giải quyết việc lấy hàng bằng cách sử dụng dịch vụ vận chuyển hoặc giao hàng tận nơi để đảm bảo khách hàng nhận được hàng của mình.

a. Tìm hiểu kỹ thông tin về khách hàng 

Mặc dù hiện nay có rất nhiều trường hợp sử dụng sim rác, tài khoản giả để đặt hàng nhưng việc tìm hiểu thông tin của khách hàng qua Facebook và Zalo cũng là một cách hay để hạn chế khả năng khách đặt hàng không lấy. Bên cạnh đó, việc sử dụng các đoạn tin nhắn bán hàng với khách để làm bằng chứng cũng là một cách bảo vệ quyền lợi của người bán hàng.

Tìm hiểu kỹ thông tin về khách hàng

b. Nắm bắt tâm lý khi tư vấn bán hàng cho khách 

Đối với những khách lần đầu mua sản phẩm ở cửa hàng của bạn, họ thường có xu hướng tìm hiểu rất kỹ về thông tin sản phẩm, giá cả, phí giao hàng và thời gian giao nhận. Những khách hàng tìm hiểu kỹ như vậy vì họ thực sự quan tâm đến sản phẩm của bạn. Còn đối với những khách không quan tâm thì bạn nên cảnh giác vì có thể họ chỉ đặt hàng cho vui mà không lấy hàng.

c. Hạn chế giao hàng nhiều ở lần đầu khách đặt hàng

Việc bán được số lượng hàng sỉ đối với những khách hàng mới là việc tốt vì có thể đây là nguồn khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt. Đối với những khách hàng lần đầu mua sản phẩm bên shop của bạn với số lượng lớn thì bạn phải nên chú ý một chút, Thứ nhất họ chưa biết sản phẩm bên bạn như thế nào, tại sao lại mua với số lượng lớn như vậy? Thứ hai là có thể họ đặt hàng mà không lấy.

Việc bị boom hàng với số lượng lớn như vậy sẽ để lại hậu quả không nhỏ cho cửa hàng của bạn. Vì vậy, trước khi khách đặt hàng với số lượng sỉ, bạn nên tư vấn cho khách là đặt trước một số lượng nhỏ để xem chất lượng thế nào rồi hãy đặt tiếp để đảm bảo quyền lợi đôi bên.

d. Yêu cầu khách đặt cọc trước để tránh tình trạng đặt hàng mà không lấy 

Đây là cách đảm bảo quyền lợi của người bán nhất. Vì khách hàng một khi đã cọc rồi thì hiếm có trường hợp nào bỏ cọc. Nếu bỏ cọc thì chỉ có thiệt vì họ sẽ mất số tiền đó và không được hoàn lại. Tuy nhiên, để khách cọc trước thì trước hết shop của bạn phải tạo được lòng tin cho khách hàng. Chú ý xây dựng độ uy tín và chất lượng hàng hóa của cửa hàng là việc vô cùng quan trọng. Đồng thời, kêu gọi khách hàng có những trải nghiệm tốt về shop hãy để lại những feedback tốt.

Đặt cọc là cách tốt nhất để khách tránh boom hàng

Boom hàng gây ảnh hưởng gì cho người kinh doanh online?

Sau đây là những ảnh hưởng tiêu cực cho người kinh doanh online khi bị boom hàng.

Exit mobile version